Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Xã hội ngày nay cần một bản Thất Trảm Sớ
Bản Thất Trảm Sớ đó ngày nay cũng không còn, người đời không biết nội dung của tờ Sớ ra sao. Nhưng người đời biết được tên của bản Thất Trảm Sớ đó, và chỉ riêng cái tên đó thôi, với nội dung xin chém 7 tên gian thần, cũng đủ để nhân dân nhớ mãi đến tên cụ Chu Văn An.

 



 


Cụ Chu Văn An quê ở huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay. Cụ sinh ra năm nào không rõ, nhưng cụ mất vào năm Canh Tuất 1370, thời vua Trần Nghệ Tông.

 

Sự nghiệp văn chương của cụ Chu Văn An để lại không nhiều, chỉ còn 12 bài thơ của cụ nằm rải rác ở nhiều bộ sách khác của đời sau. Những tác phẩm của cụ viết như Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi tập, Quốc ngữ thi văn thì đều đã thất lạc, không còn. Người đời sau chỉ còn biết đến tên các tác phẩm đó, chứ nội dung ra sao thì không biết. Nhưng tại sao người đời vẫn luôn luôn nhớ đến tên cụ, với lòng kính trọng sâu sắc?

 

Chính bởi vì cụ Chu Văn An là tác giả của bản Thất Trảm Sớ, tờ sớ xin chém 7 tên gian thần thời vua Trần Dụ Tông. Bản Thất Trảm Sớ đó ngày nay cũng không còn, người đời không biết nội dung của tờ Sớ ra sao. Nhưng người đời biết được tên của bản Thất Trảm Sớ đó, và chỉ riêng cái tên đó thôi, với nội dung xin chém 7 tên gian thần, cũng đủ để nhân dân nhớ mãi đến tên cụ Chu Văn An.

 

Nhà Trần trải qua 12 đời vua, từ vua đầu tiên Trần Thái Tông năm 1225, đến vua cuối cùng là Trần Thiếu Đế năm 1400. Như vậy nhà Trần kéo dài được 175 năm. Sau đó vào năm 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cụ Chu Văn An sinh ra vào thời vua thứ 6 của nhà Trần, tức vua Trần Minh Tông, trải qua đời vua Trần Dụ Tông, và mất vào đời vua thứ 8 của nhà Trần, tức vua Trần Nghệ Tông, năm 1370.

 

Thời vua Trần Dụ Tông là thời kỳ bắt đầu suy sụp của nhà Trần, và cũng là khi cụ Chu Văn An dâng Sớ xin vua Trần Dụ Tông chém 7 tên gian thần, để mong cứu vãn nhà Trần. Nhà Trần đã lập được chiến công lừng lẫy 3 lần đánh tan quân Nguyên, với các tên tuổi vua quan, tướng lĩnh Việt Nam tài ba, đức độ, anh hùng như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng…

 

Thế nhưng những con cháu nhà Trần, những người nối nghiệp Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo… đã dần dần phá hoại sự nghiệp cha ông để lại. Vua quan bắt đầu ăn chơi, tham nhũng, đục khoét của dân, dân thì nghèo lầm than, vua quan thì sung sướng, sa đọa. Vua Trần Dụ Tông lúc đầu lên nối ngôi vua, cũng tỏ vẻ là vị vua hiền, nói điều hay, chăm lo cho dân. Đại việt sử ký toàn thư viết rằng vua Trần Dụ Tông lúc đầu biết “chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di đều thần phục… Nhưng về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó”.

 

Cụ Chu Văn An khi đó là Tư nghiệp Quốc tử giám, tức là Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc Tử Giám như cách nói ngày nay. Trường Đại học Quốc Tử Giám là nơi dạy dỗ các con vua, nên chức Tư nghiệp rất có uy tín và uy thế trong triều. Cụ Chu Văn An, cũng như các đại thần liêm khiết, tài giỏi thời đó như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh… đều cảm thấy sót xa trước cơ nghiệp lừng lẫy của nhà Trần đang có nguy cơ ngày càng lụn bại bởi vua ham chơi, bởi bọn tham quan, nịnh thần. Nhiều người muốn lên tiếng khuyên can vua để cứu vãn cơ nghiệp ông cha để lại, một cơ nghiệp đã phải đổi bằng xương máu của biết bao nhiêu người trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xưa. Nhưng ai cũng sợ mất ghế, sợ bị chụp mũ là chống lại triều đình. Nên không có ai dám nói gì, chỉ hèn nhát ấm ức trong lòng.

 

Chỉ có cụ Chu Văn An dám nói. Cụ viết Thất Trảm Sớ, gửi lên vua Trần Dụ Tông. Vua Trần Dụ Tông xem tờ sớ xong, rồi ỉm đi. Cho đến tận bây giờ, đã hơn 600 năm trôi qua, không ai biết nội dung cụ thể tờ Sớ khủng khiếp đó nói gì, chỉ biết rằng tờ Sớ đó xin chém những kẻ tham nhũng, nịnh thần trong triều, những kẻ sẽ làm sụp đổ cơ nghiệp đã hơn 100 năm của nhà Trần.

 

Tờ Sớ đó liệt tên những kẻ gian thần nào, không ai biết, nhưng nhân dân thì biết thời đó, có những tên tham quan, nịnh thần nổi tiếng như Trâu Canh, Bùi Khoan, Trần Ngô Lang… Thật ra kẻ đáng phải chém, phải lật đổ để cứu dân đen khỏi lầm than, cứu sự nghiệp của nhà Trần, chính là Trần Dụ Tông, vì ông vua này về cuối đời vô cùng ăn chơi sa đọa.

 

Tên Trâu Canh khuyên ông vua đó uống mật trẻ con, và thông dâm với chị gái của ông ta, để chữa bệnh liệt dương. Và ông vua Trần Dụ Tông đã làm như thế. Nhưng ông vua này là biểu tượng của nhà Trần, biểu tượng của 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên anh hùng xưa. Hơn nữa ông ta lại là kẻ đang có quyền lực trong tay. Chưa thể đụng vào ông vua sa đọa ấy được. Có lẽ vì thế mà cụ Chu Văn An chỉ xin ông vua đó chém những tên vây cánh gian tham của vua, để mong vua tỉnh ngộ.

 

Vua Trần Dụ Tông đã ỉm tờ Sớ đi, và im lặng đáng sợ, không trả lời gì cụ Chu Văn An, vốn là thầy giáo của nhiều vị vua nhà Trần.

 

“Ông không thèm chơi với chúng mày nữa”, cụ Chu Văn An khảng khái tuyên bố, và cụ treo mũ, từ quan, trả lại chức Tế tửu đầy quyền lực, bổng lộc. Cụ về núi Chí Linh, Hải Dương, làm nhà giữa hai ngọn núi Kỳ Lân và Phượng Hoàng để ở ẩn.

 

Nhưng thời đó vẫn còn nhiều “lễ, nghĩa, trí, tín”, nên vua Trần Dụ Tông mặc dù là ông vua chơi bời, sa đọa, nhưng không chụp mũ cho cụ Chu Văn An là bất mãn, làm loạn, chống lại triều đình. Có lần vua còn định mời cụ ra làm quan lại. Vợ vua cũng là người biết lẽ cương thường, nên đã khuyên vua: “Ông ấy là người không thể bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ấy”. Thỉnh thoảng vua Trần Dụ Tông còn về núi Chí Linh thăm cụ Chu Văn An. Các học trò của cụ như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát làm Hành khiển, giống như Bộ trưởng bây giờ, vẫn hàng năm lặn lội về thăm cụ, khi nói chuyện vẫn giữ đạo thầy trò, quỳ nghe cụ răn dạy.

 

Nhưng thời đó không có Sổ hộ khẩu như bây giờ, quyền tư hữu ruộng đất cũng vẫn có, không bị tước đoạt. Nên cụ Chu Văn An treo mũ, từ quan về làm nhà ở ẩn ở núi Chí Linh cũng không có ai hoạnh họe gì về giấy tờ nhà đất, về hộ khẩu gì… cả. Giả sử nếu bây giờ có vị quan chức cao cấp nào từ quan vì “không muốn chơi với bọn tham nhũng”, về núi Chí Linh ở ẩn, thì chắc cũng khó vì các thứ giấy tờ đủ loại. Đó là chưa kể còn có thể bị chụp mũ này nọ.

 

Có thể có người sẽ chê cụ Chu Văn An là sao lại tiêu cực, hèn nhát về ở ẩn, mà không ở lại tiếp tục chiến đấu với bọn tham quan?

 

Đừng nên anh hùng rơm như thế. Dám treo mũ từ quan, dám không màng danh lợi, dám từ bỏ cái ghế đầy bổng lộc, quyền thế, dám không sợ bị vùi dập, để tỏ rõ cái khí tiết của người có đạo đức trong sạch, đó là rất dũng cảm đấy.

 

Nhớ đến cụ Chu Văn An, để thấy rằng ngày nay, những người dũng cảm và trong sạch như cụ Chu Văn An còn hiếm lắm.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Không thể tiến bộ nếu không dám đi ngược chiều đám đông (11-10-2014)
    Cán bộ, công chức hay bọn giang hồ, thảo khấu? (10-10-2014)
    Khi dân đen phải làm 'đơn xin đánh nhau' (09-10-2014)
    Hoang tàn làng văn hóa 3.200 tỉ đồng (08-10-2014)
    Kẻ sống đế vương, người nghèo tận đáy (07-10-2014)
    Cơn sốt iPhone và sự tự ti của một bộ phận người Việt (05-10-2014)
    Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn! (05-10-2014)
    Thật buồn khi phải viết những dòng này (04-10-2014)
    Lý giải thói tọc mạnh, ưa kèn cựa của người Việt (03-10-2014)
    Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỉ đồng và những chuyện chỉ có ở Việt Nam (02-10-2014)
    Bé lớp 3 chết vì đói và 800 tỷ biên soạn SGK (01-10-2014)
    Uống bia nhất bảng, làm việc chót bảng (30-09-2014)
    Thảm trạng xã hội từ quan niệm 'không bằng đại học, không thể thành người' (29-09-2014)
    Quan 'dọn đường, lót ổ' trước khi nghỉ hưu: Khó tránh! (27-09-2014)
    Chuyện lạ Việt Nam: Khi tham nhũng thì minh mẫn, vào tù bỗng 'hóa điên' (25-09-2014)
    Không thể nhẹ tay với những kẻ tham lam trong bộ máy công quyền (25-09-2014)
    Văn Hóa “Giả Vờ” ở Việt Nam (24-09-2014)
    Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN (23-09-2014)
    Ông Nguyễn Trần Bạt: Việt Nam phấn đấu để ... thua Lào? (22-09-2014)
    Đoat giải Nobel nhờ… tham nhũng?! (20-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153123654.